Theo dự báo thời tiết, trong tuần này, nhiều tỉnh phía bắc xuất hiện các đợt mưa lớn có thể khiến một số cung đường bị ngập nước sâu. Do đó, tài xế cần phải lưu ý những điều sau đây để bảo vệ chiếc xe của mình khỏi tình trạng thủy kích hay chết máy cũng như việc giữ an toàn cho người ngồi trên xe.
1. Chú ý quan sát mức độ sâu của nước ngập
Đây là bước đầu tiên trong quy trình lái xe ô tô qua đường ngập nước vì rất nhiều người chủ quan bỏ qua công đoạn này mà thản nhiên cho xe lao qua vũng nước sâu. Điều này dẫn đến thuỷ kích khiến xe bị chết máy giữa đường. Vì vậy, nếu thấy phía trước là vùng ngập nước nặng hãy cẩn trọng đánh giá tình hình trước khi cho xe chạy vào.
Khả năng lội nước của xe phụ thuộc vào vị trí của ống hút gió. Khi mực nước quá cao, chúng có thể tràn vào ống hút gió, đi thẳng vào động cơ, khiến động cơ ngưng hoạt động. Do đó ống hút gió càng cao thì nước càng khó lọt vào.
2. Đảm bảo cần gạt nước hoạt động tốt
Khi thời tiết bắt đầu mùa mưa và trước khi lái xe lúc trời mưa, bạn cần kiểm tra khả năng hoạt động của cần gạt nước. Vì sau một thời gian sử dụng, cần gạt nước sẽ bị lão hóa, bị xơ cứng hoặc các khớp nối trên cần gạt bị gỉ sét do ánh nắng mặt trời và độ ẩm trong không khí. Do đó, khả năng gạt nước bị giảm đi, gạt nước không được sạch, gây hạn chế tầm nhìn cho bạn.
3. Kiểm tra lốp xe kỹ càng
Khi trời mưa, đường sẽ trơn hơn rất nhiều có thể gây mất lái cho bạn nếu lốp xe đã quá mòn. Bạn cần kiểm tra lốp xe kĩ càng, độ mòn và áp xuất của lốp, từ đó có biện pháp bảo dưỡng và thay thế nếu cần thiết.
4. Chạy đều ga, ổn định tốc độ
Khi lái xe trong lúc mưa, bạn không nên đi quá nhanh. Bạn nên chú ý tốc độ và giữ ở mức ổn định để có thể quan sát diễn biến xung quanh xe và có phản ứng kịp thời nếu xảy ra tình huống bất ngờ. Để lái xe qua đường ngập nước mà không bị chết máy, hãy giữ đều chân ga, chạy vận tốc vừa phải, di chuyển không quá chậm cũng không nhanh. Tuyệt đối không tăng tốc hoặc giảm tốc đột ngột. Đạp thốc ga sẽ dễ tạo ra lực quán tính khiến nước tràn vào khoang máy thông qua lưới tản nhiệt. Mặt khác, nếu phanh gấp, dòng khí xả phía sau không ổn định cũng có thể làm nước tràn vào ống xả. Khi di chuyển qua vũng nước sâu tuyệt đối không dừng lại giữa đường. Trong tình huống bất đắc dĩ phải dừng như bị tắc đường thì không nên giảm ga mà hãy đạp phanh. Việc đồng thời đạp phanh và đạp ga sẽ giúp giữ ga, tránh xe bị chết máy.
5. Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước
Tầm nhìn của bạn sẽ bị giảm đi do trời mưa, do vậy bạn nên giữ khoảng cách an toàn đối với phương tiện phía trước. Từ đó có thể kịp thời xử lý nếu phía trước xảy ra tai nạn bất ngờ.
6. Bật đèn chiếu sáng và đèn cảnh báo
Nếu trời mưa lớn làm giảm khả năng quan sát của bạn với những xe đi ngược chiều, bạn nên bật đèn sương mù, như vậy có thể giúp cho những xe đi ngược chiều biết vị trí xe của bạn đang di chuyển, hạn chế tai nạn bất ngờ xảy ra. Trước khi đi vào đường ngập nước hãy sử dụng cả đèn cảnh báo và đèn chiếu sáng phía trước. Nếu trời sáng thì bật đèn gầm, trời âm u bật luôn đèn cốt. Bật đèn sẽ khiến tài xế quan sát tốt hơn, đồng thời có thể đánh giá độ sâu của vùng ngập.
7. Tập trung quan sát diễn biến lưu thông trên đường
Tập trung quan sát là yếu tố quan trọng khi đi ô tô mùa mưa, nếu mất cảnh giác bạn có thể tai nạn hoặc di chuyển vào vùng nước ngập sâu do không chú ý.
8. Chọn làn đường ở giữa để tránh bị ngập nước
Mặt đường thường thi công cao ở giữ và thấp ở 2 bên làn để nước có thể rút nhanh hơn. Nếu có cơ hội, bạn nên lái xe ở giữa làn đường, tránh đi vào những chỗ ngập nước quá sâu.
9. Không dừng, đậu xe dưới tán cây, cột điện
Mưa lớn có nguy cơ cao làm bật gốc cây hoặc cột điện, vì vậy hãy tránh đậu xe dưới những tán cây lớn, tránh tình huống đỗ gãy cây/cột điện xuống xe, làm hư hại nặng cho xe của bạn.
10. Tắt các thiết bị phụ tải khi di chuyển ở vùng nước ngập
Bạn nên tắt tất cả các thiết bị phụ tải như điều hòa, hệ thống media,… khi di chuyển qua cùng nước ngập. Điều này sẽ hạn chế xảy ra hiện tượng chập điện và cháy nổ do rò rỉ vì ngập nước.
11. Không khởi động lại xe khi chết máy
Khi xe của bạn bị ngập nước, bạn nên bình tĩnh và không nên khởi động lại xe ngay lập tức, vì rủi ro cao có thể gây cong tay dên hoặc vỡ lốc máy do hiện tượng thủy kích.
12. Gọi cứu hộ ô tô khi xe bị ngập nước chết máy
Khi xe bị chết máy, dừng đột ngột giữa đường, bạn nên tắt và rút chiều khóa điện, đẩy xe tới vị trí cao hơn và gọi cho đội cứu hộ ô tô ngay khi có thể. Vì vậy, tài xế nên lưu ít nhất 1 số điện thoại của trung tâm cứu hộ vẫn đang hoạt động. Tốt nhất, hãy ghi vào một cuốn sổ và để vào ngăn kéo nhỏ trên xe. Ngoài ra, trước khi bắt đầu hành trình đường dài mà cần phải đi qua vùng đang xảy ra mưa lũ, cần tìm hiểu địa chỉ, số điện thoại của các đội cứu hộ trong khu vực đó để phòng cho trường hợp khẩn cấp.
Ngoài ra, việc sử dụng ô tô trong điều kiện trời mưa kéo dài có thể làm giảm tuổi thọ của xe và tích tụ những nguy cơ hư hỏng khó lường cho xe. Vì vậy, các tài xế nên trang bị cho mình một vài kinh nghiệm chăm sóc xe vào mùa mưa và cách bảo dưỡng xe sau đợt mưa dài ngày.
1. Vệ sinh ô tô sau khi đi mưa
Nếu bạn nghĩ, việc đi xe lúc trời mưa như việc rửa xe thì bạn đã sai hoàn toàn! Nước mưa có thể rửa trôi bụi bẩn bám trên xe tuy nhiên, với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay, nước mưa không sạch như bạn nghĩ.
Vì trong nước mưa chứa hàm lượng axit cao, có thể ăn mòn lớp sơn của ô tô và làm hoen gỉ các bề mặt kim loại khi đọng nước trong thời gian dài, gây hư hỏng tìm ẩn và giảm tuổi thọ của xe.
Vì thế, rửa lại xe sau khi đi mưa sẽ giúp rửa trôi đi những tác động của hàm lượng axit, các chất ăn mòn. Đặc biệt là những vị trí như lưới tản nhiệt, hốc gió, cản xe, cụm đèn,…
2. Chăm sóc và bảo dưỡng dây curoa
Dây curoa thường được bố trí ở vị trí khá thấp, dễ bị bám bùn và bụi bẩn nếu xe đi vào cùng nước ngập sâu, và có nguy cơ gây trượt dây curoa. Vì thế, bạn cần kiểm tra, chăm sóc hay bảo dưỡng dây curoa khi sử dụng xe thường xuyên trong mùa mưa.
3. Chăm sóc và bảo dưỡng hệ thống phanh
Cũng giống như dây curoa, hệ thống phanh thường xuyên phải tiếp xúc với nước bẩn khi đi ô tô mùa mưa. Vậy nên, bạn nên kiểm tra thường xuyên hệ thống thắng ô tô và chất lượng phanh xe, nếu để lâu có thể gây hoen gỉ các chi tiết và làm giảm khả năng phanh của xe.
4. Chăm sóc và bảo dưỡng gầm xe
Gầm xe ô tô là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với lượng nước bẩn khi đi ô tô mùa mưa, nên gầm xe dễ bị hao mòn và gỉ sét. Do đó, bạn nên vệ sinh sạch sẽ gầm xe sau mỗi lần di chuyển lúc trời mưa, hoặc có thể sử dụng các dung dịch sơn phủ gầm ô tô để bảo vệ gầm xe của bạn được bền lầu hơn.
5. Kiểm tra và chăm sóc cần gạt nước
Để đảm bảo độ hiệu quả cho việc gạt nước khỏi kính chắn gió, bạn cần kiểm tra kĩ cần gạt, miếng lưỡi gạt trước và sau khi sử dụng xe trong mùa mưa.
6. Kiểm tra và chăm sóc lốp xe
Lốp xe/bánh xe là một trong những bộ phận bị ăn mòn nhiều nhất khi tiếp xúc với nước. Thế nên, bạn cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo lốp xe không bị bào mòn, không bị mục nứt.
7. Kiểm tra và chăm sóc đèn, kính chắn gió và cửa sổ
Đèn, kính chắn gió và cửa sổ xe giúp bạn có tầm nhìn tốt để kiểm soát được mọi tình huống khi di chuyển. Vì vậy, bạn cũng nên chú ý đến những bộ phận quan trọng này trong mùa mưa bão.
8. Kiểm tra dầu động cơ
Khi sử dụng ô tô trong mùa mưa, trường hợp nước lọt vào dầu động cơ có thể xảy ra. Nếu bạn kiểm tra thấy dầu động cơ loãng, màu nhạt hơn so với bình thường thì nước đã lọt vào trong dầu động cơ. Khi đó bạn nên thay dầu mới cho xe, tránh tình trạng hỏng hóc nặng nề hơn.
9. Kiểm tra nhiên liệu
Tình trạng nước lọt vào bình nhiên liệu cũng có thể xảy ra nếu không may, tương tự như tình trạng lọt nước vào dầu động cơ. Khi đó, động cơ sẽ hoạt động rung giật, nổ không đều. Vì vậy, bạn nên che chắn cẩn thận cho nắp nhiên liệu, cũng như hạn chế bơm nhiên liệu trong những ngày mưa lớn.
10. Vệ sinh thảm lót xe
Thẩm lót là bộ phận dễ bị thấm nước, gây mất vệ sinh và dễ sinh ra nấm mốc cho khoang nội thất. Bạn nên sử dụng thảm lót loại cao su trong mùa mưa vì dễ vệ sinh, chống thấm nước và không bị trơn trượt.
11. Vệ sinh khoang động cơ và nội thất
Vệ sinh khoang động cơ và nội thất ô tô là việc nên làm khi bạn sử dụng xe thường xuyên trong mùa mưa. Vệ sinh nội thất và động cơ giúp loại bỏ những cặn bẩn, rác thải bám vào xe và tình trạng đọng nước trong các giắc điện.